Thách thức của MB trong giai đoạn hiện nay.

06:57 |


Nhiều người đặt dấu hỏi, phải chăng sự biến chuyển về kế hoạch kinh doanh ấy của Ngân hàng Quân đội (MB-MBB) gắn với sự thay đổi về nhân sự quản lý khi ông Lưu Trung Thái, Phó chủ tịch HĐQT vừa được đưa vào “ghế nóng” Tổng giám đốc?


Trong cuộc trả lời phỏng vấn của chúng tôi mới đây, ông Thái đã có những chia sẻ khá thẳng thắn về mục tiêu cũng như thách thức của MB trong giai đoạn hiện nay.

PV: Thưa ông, nhiều nhận định cho rằng MB thời gian qua làm gì cũng chắc chắn, chặt chẽ vì thế mọi bước đi dường như rất chậm chạp, giống như hình ảnh một người đàn ông trung niên, trong khi các đối thủ cạnh tranh như là Techcombank, VPBank…lại như những chàng trai trẻ tiến rất nhanh. Ông có suy nghĩ gì về điều này?

Ông Lưu Trung Thái: So với thời kỳ trước, tăng trưởng của ngân hàng đúng là dưới một số đối thủ, trong đó một số giai đoạn đi ngang và một số giai đoạn cao hơn.

Những giai đoạn đi ngang có vấn đề gì không? Tôi cho là có vấn đề nhưng thực chất nó cũng không có gì to lớn. Bởi lẽ kinh doanh không phải lúc nào cũng đi lên như quả tên lửa thăng thiên. Những tổ chức đi lên rất nhanh, có đường tăng trưởng 5 – 10 năm là đường thẳng tắp thì không nhiều, mà thông thường các tổ chức sẽ có đường hình sin, có lúc đi lên, có lúc đi xuống. Những giai đoạn đi xuống là giai đoạn tích luỹ và càng ngắn càng tốt.

Song tôi khẳng định rằng 6 năm vừa qua, MB có một vài thời điểm có dấu hiệu đi ngang, chứ không đi xuống. Ngân hàng có đi chậm hơn so với đối thủ nên có cảm giác bị tụt lại. Tuy nhiên, tôi khẳng định vị thế của MB được nâng hạng: 6 năm qua MB vẫn ở trong top 10, quy mô thậm chí có lúc nằm trong top 5 và hiện tại quy mô và lợi nhuận của ngân hàng cũng vẫn trong top 5-7 tại Việt Nam.

Chúng tôi cũng đang nhìn nhận lại để thay đổi chiến lược kinh doanh, để đảm bảo có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và nằm mức cao so với các ngân hàng khác.

Phải chăng đó là cơ sở thôi thúc ngân hàng mạnh dạn hơn trong việc đặt chỉ tiêu với mức tăng trưởng trên 20% trong năm nay?

Tôi xin khẳng định lại rằng chúng tôi có tăng trưởng trong hai năm vừa qua chứ không hẳn là đi ngang. Năm ngoái, doanh thu của ngân hàng tăng khoảng 17%. Lợi nhuận của riêng ngân hàng mẹ cũng tăng tầm đó.

Việc đề ra kế hoạch kinh doanh cao hơn, chúng tôi có các cơ sở rõ ràng.

Thứ nhất là ngân hàng dịch chuyển mạnh sang mảng bán lẻ. Bán lẻ gồm có cả khách hàng cá nhân và nhóm SME, quy mô của chúng tôi sẽ tăng để đạt được hai nhóm khách hàng này chiếm khoảng 70% doanh thu chung của ngân hàng. Bán lẻ là một hoạt động vất vả, nhiều giao dịch nhỏ lẻ tuy nhiên biên lợi nhuận nhóm này cao hơn.

Thứ hai, MB còn một lợi thế nữa chưa khai thác đó là chúng tôi có danh mục khách hàng cơ bản lớn bậc nhất thị trường, chẳng hạn tập đoàn Viettel, nhưng chúng tôi chưa khai thác hết. Giai đoạn tới là giai đoạn ưu tiên của chúng tôi làm sao tăng khả năng cung cấp sản phẩm cho nhóm khách hàng này, từ đó thay đổi kết cấu lợi nhuận và doanh thu của ngân hàng.

Một việc nữa, MB nếu so sánh với các đối thủ khác thì phần thu dịch vụ của chúng tôi chưa phải là cao nhất nên chúng tôi có cơ sở để đẩy dần lên. Không chỉ là năm nay mà 5 năm tới chúng tôi đều có chung những cơ sở như vậy để tin tưởng doanh thu sẽ cao hơn hẳn.

Để tăng thu từ mảng bán lẻ, MB dường như đã thực hiện tăng thu phí dịch vụ, điều đó có mâu thuẫn với mục tiêu mở rộng khách hàng cũng như việc đạt kỳ vọng tăng trưởng khách hàng?

Trong hai năm vừa qua, cơ bản MB không tăng phí. Chúng tôi có một số chương trình về phí còn phí của từng dịch vụ không tăng.

Tăng thu phí không có nghĩa là tăng giá của phí mà chúng tôi tăng các sản phẩm dịch vụ, để từ đó tăng khả năng thu phí của ngân hàng. Xu hướng thời gian tới, nếu có điều chính phí chúng tôi cũng dựa trên những nguyên lý như vậy.

Chúng tôi cũng sẽ tăng cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tự động và vấn đề như bạn đặt câu hỏi là không hề xung đột. Nguyên tắc thiết kế giá của MB là ngang bằng hoặc thấp hơn thị trường. Ví dụ trong giai đoạn vừa qua, MB là ngân hàng cho vay ở mức tương đối hấp dẫn nhưng thu nhập tín dụng của ngân hàng chiếm tỷ trọng trong doanh thu rất cao. Nếu so sánh từng dịch vụ một có thể có những khác biệt nào đó. Về cơ bản, MB xác lập các nguyên tắc cơ chế giá và phí dịch vụ ở mức trung bình thấp.

Thế còn mảng tài chính tiêu dùng mà các ngân hàng đang chú trọng, trong đó điển hình thành công là FE Credit của VPBank, MB có bận tâm?

Năm 2016 MB đã ký hợp đồng liên doanh với hai đối tác công ty đầu tư nước ngoài ở công ty tài chính tiêu dùng MB (MCredit). Đối tác của MCredit đến từ Nhật Bản, họ có kinh nghiệm 60 năm trong lĩnh vực này. Việc lựa chọn đối tác là yêu cầu gắt gao của ngân hàng.

Mô hình kinh doanh của MCredit sẽ tương đối độc lập với ngân hàng và hướng tới khách hàng nhỏ, khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Mục tiêu của MB là giảm chi phí hoạt động, từ đó giúp khách hàng có chi phí thấp hơn. Hiện tại các chi phí cho vay tiêu dùng rất cao vì rủi ro cao song MB tin tưởng sẽ quản lý được chi phí rủi ro nhờ sự hỗ trợ của đối tác Nhật, từ đó giúp khách hàng tiếp cận được lãi suất thấp hơn. Chúng tôi chỉ đặt mục tiêu đóng góp của MCredit và các công ty con vào lợi nhuận trong 5 năm tới chỉ khoảng 20%, trong đó MCredit chỉ khoảng 5-10% và điều đó nằm trong tầm tay.

Vì sao chúng tôi không kỳ vọng lớn vào MCredit như các công ty tài chính của ngân hàng khác? Vì chúng tôi tin rằng, lãi suất cho vay từ nhóm khách hàng tiêu dùng sẽ dần dần giảm xuống và lợi thế chỉ dành cho công ty có công nghệ, mô hình kinh doanh tốt và quản trị rủi ro chặt chẽ.

Kế hoạch cụ thể của MB trong 5 năm tới như thế nào thưa ông?

MB đặt mục tiêu chiến lược sẽ trở thành ngân hàng top 5 thị trường.

Cụ thể, chúng tôi đang xây dựng một chiến lược ưu thế về số hoá, ngân hàng số, tận dụng sự tăng trưởng của thị trường và đặc biệt là yêu cầu của nhóm khách hàng trẻ năng động. Song song đó, chúng tôi cũng tái cấu trúc các công ty con để quy mô, tăng trưởng cũng như hiệu quả cao hơn. Trên cơ sở đó ngân hàng đề ra mục tiêu từ nay đến năm 2021 sẽ tăng trưởng bình quân doanh thu khoảng 20%/năm, lợi nhuận tăng khoảng 15%/năm.

Chúng tôi cũng xây dựng bản sắc văn hoá doanh nghiệp trên cơ sở là những giá trị cốt lõi của ngân hàng là đoàn kết, kỷ luật, tận tâm cùng với các giá trị mới là thực thi nhanh, tin cậy và hiệu quả. Từ đó, chúng tôi xác định MB sẽ trở thành một ngân hàng năng động hơn, phục vụ được nhiều tầng lớp khách hàng, đặc biệt là giới trẻ, và thay đổi ngân hàng thành ngân hàng năng động trong mắt của công chúng.

Như đã đề cập ban đầu, MB đang bị các ngân hàng trẻ vượt qua về lợi nhuận, ông có thấy mình bị áp lực khi là người ngồi ghế nóng ngân hàng không? Mục tiêu của ông đặt ra trong nhiệm kỳ là gì?

Với tôi được điều hành MB là một vinh dự. Tôi đã làm việc ở MB năm nay là năm thứ 21 và hầu hết thời gian làm việc đối với tôi là ở ngân hàng.

Đối với tôi, được cổ đông, toàn ngân hàng tin tưởng nên tôi không có sức ép gì lớn. Việc đổi mới của MB tạo ra mục tiêu lớn của ngân hàng là yêu cầu tất yếu, và của bản thân tôi làm điều này rất thoải mái.

Tuy nhiên yêu cầu cổ đông cũng như bản thân hệ thống chúng tôi và đặc biệt là yêu cầu thị trường rất cao, MB không thể đi ngang trong thời gian dài mà phải khắc phục được điểm yếu trong thời gian vừa qua. Đó cũng là mục tiêu điều hành của tôi.
Read more…

Các ngành xây dựng cũng chỉ đạt mức tăng trưởng 6,1%

09:13 |


TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR đã cho biết sau 2 quý phục hồi, nền kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng ở mức 5,1% trong quý I, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.




Đáng chú ý, thì suy giảm phía tăng trưởng quý I đến từ hầu hết các nhóm ngành công nghiệp, trong đó chế biến chế tạo chỉ tăng 8,3%, thấp hơn mức 9,7% và 8,94% trong 2 năm 2015 – 2016. Công nghiệp khai khoáng tiếp tục suy giảm mạnh, làm giảm 0,76 điểm phấn trăm tăn trưởng kinh tế quý I. Tính chung lại, ngành công nghiệp chỉ tăng trương 3,85% trong quý I, thấp nhất kể từ 2011 trở lại đây.

Các ngành xây dựng cũng chỉ đạt mức tăng trưởng 6,1%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm vào tăng trưởng cho nền kinh tế.

Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp cũng đã có những dấu hiệu phục hồi sau một năm suy giảm mạnh. Tăng trưởng của khu vực này đạt 2,03%, xấp xỉ mức tăng trưởng các năm trước đó.

Các chỉ báo sản xuất công nghiệp cũng đã cho thấy bức tranh ảm đạm của công nghiệp Việt Nam trong quý I. Chỉ số sản xuất công nghiệp và tiêu thụ suy giảm mạnh trong khi tồn kho tưng đáng kể trong 2 tháng đầu năm.

Với mức tăng trưởng thấp như trong quý I, ông Nguyễn Đức Thành nhận định mục tiêu tăng trưởng 6,7% cho cả năm 2017 sẽ khó đạt.

“Trước mắt, chúng tôi dự báo kinh tế quý II tăng trưởng ở mức 5,7% và cả năm đạt khoảng 6,1%”, ông nói.

Đây cũng là mức thấp hơn 0,3 điểm phần trăm do với dự báo VEPR đưa ra quý trước. Đồng thời, với chính sách tiền tệ được điều hành thận trọng như đã bộc lộ trong quý I và được duy trì trong các quý tiếp theo, VEPR dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2017 sẽ thấp hơn 5%.

Tuy nhiên, VEPR cũng cho rằng vẫn còn nhiều khả năng lạm phát sẽ cao hơn mức dự báo do hiệu ứng điều chỉnh giá dịch vụ công trên toàn quốc và sự bất định của mức giá thế giới.
GDP quý I chỉ tăng 5,1, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

N.D

Theo Trí thức trẻ
Read more…

Một trong những địa điểm du lịch quanh Hà Nội

21:53 |

Do ngày nghỉ giỗ tổ Hùng Vương năm nay có 1 ngày mà lại vào giữa tuần, nên bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn một địa điểm du lịch gần Hà Nội. Dưới đây là 6 địa điểm du lịch. Cách Hà Nội trung bình từ 30 đến 70km, có các dịch vụ ăn, nghỉ, vui chơi đa dạng, chi phí rẻ thực sự là một điểm đến lý tưởng để đi trốn khỏi công việc, stress.

1.Khu nghỉ dưỡng Thanh Thủy:

Một trong những địa điểm du lịch quanh Hà Nội, ngoại thành lý tưởng cho du khách, đặc biệt bởi cảnh sắc đẹp cùng nhiều dịch vụ khai thác từ nguồn nước khoáng nóng như ngâm mình trong các bể bơi nước khoáng nóng bốn mùa, bể ngâm bùn khoáng, rồi đi xông hơi, cùng tận hưởng khung cảnh xanh đẹp nơi nghỉ dưỡng này.

+Ăn trưa 120.000 đ / người ( 1 nhóm 6 người mức này là khá ngon, cũng đầy đủ các món )
+Tắm khoáng bể bơi 60.000 đ / người ( mức nhỏ nhất, nếu thêm các dv tắm khác giá sẽ tăng )
+Nghỉ trưa 50.000 đ / người ( Tìm thuê nghỉ nhà cộng đồng sẽ rẻ, nếu nghỉ khách sạn sẽ đắt hơn )
+Chủ động phương tiện.

2.Vườn quốc gia Ba Vì:


Vườn quốc gia Ba Vì là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy như Thiên sơn – Suối ngà, Ao Vua, Khoang Xanh, Hồ Tiên Sa. Là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: đền Thượng, đền Trung, đền Hạ đền thờ Bác Hồ, tháp Báo Thiên, động Ngọc Hoa. Chính những điều kiện trên đã tạo nên cho Vườn quốc gia Ba Vì từ lâu đã thành một nơi nghỉ mát vùng núi cao lý tưởng của cả nước.

+Vé người lớn: 40.000đ/vé
+Vé dành cho Học sinh, sinh viên, trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật: 20.000đ/vé.
+Vé gửi ô tô dưới 10 chỗ: 20.000đ/xe
+Vé gửi ô tô trên 10 chỗ: 25.000đ/xe
+Vé gửi xe máy: 3.000đ/chiếc/điểm.
+Vé chụp ảnh dịch vụ: 600.000đ.
+Phí thuê HDV: 300.000 – 500.000đ/1 HDV.

3.Làng cồ Đường Lâm:

Làng cổ Đường Lâm cách Hà Nội khoảng 50km thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, là điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội. Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hà Nội và phố cổ Hội An về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật.

Những điểm du lịch không thể bỏ qua khi du lịch làng cổ Đường Lâm:
+ Cổng làng Mông Phụ
+ Đình làng Mông Phụ
+ Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh
+ Các ngôi nhà cổ: Nhà của ông Hà Nguyên Huyến, Ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Hùng, Nhà cổ của chị Dương Lan…
+ Giếng cổ Đường Lâm
+Đền thờ Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương)
+ Đền thờ và Lăng Ngô Quyền
+ Chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự)

4.Khu du lịch Đồng Mô – Sơn Tây, Ba Vì:

Đồng Mô cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km, nên rất thích hợp du lịch trong ngày. Khu du lịch Đồng Mô nằm trong quần thể Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam là điểm du lịch gần Hà Nội được yêu thích.

Tới đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên trong lành, thưởng thức những món ăn dân tộc phong phú cùng tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn như khi đảo Phượng hay sân golf Đồng Mô…Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm du lịch Đồng Mô, Sơn Tây các bạn có thể kết hợp tham quan với những địa điểm du lịch khác như: Thành cổ Sơn Tây, tham quan đền Và, chùa Mía và các khu du lịch Suối Hai, thăm K9 và đền thờ Bác ở Ba Vì.

5.Công viên Ecopark :

Là điểm đến khá lý tưởng cho những chuyến picnic có thể đi, về trong ngày của gia đình bởi ở đây có đủ dịch vụ cho thuê phòng, thuê lều bạt cắm trại, nhiều công viên, có sẵn đồ ăn. 2 điểm vui chơi chính tại Ecopark là công viên Mùa Hạ và công viên Mùa Xuân với không gian xanh mát, thảm cỏ trải dày. Đối với trẻ em, khu vui chơi trẻ em Kolorado rộng hơn 2000m2 giúp bé tha hồ vui chơi.

6.Hồ Quan Sơn, Vĩnh Phúc: 

Chỉ cách trung tâm Hà Nội 40km, được mệnh danh là "Hạ Long cạn", hồ Quan Sơn là địa điểm du lịch lý tưởng nếu bạn muốn "đổi gió" mà không có nhiều thời gian. Đến Hồ Quan Sơn bạn mua vé thắng cảnh, mua vé đò, 100k cho 4 người / thuyền. 
Thời gian đi thăm Hồ giao động khoảng 2 tiếng đến 3 tiếng. Thuyền sẽ đưa bạn đi lòng vòng mặt Hồ, thưởng ngoạn phong cảnh tự nhiên của lòng Hồ Quan Sơn. Cuối cùng thuyền sẽ dừng tại một ngôi đền phía trong, bạn lên thăm quan một lúc rồi lại đi thuyền trở ra. 

Khi về qua một hòn đảo nhỏ, bạn có thể lên nói với lái đò cho lên đó chơi, tắm Hồ. Nếu muốn chơi lâu ở đảo, hoặc muốn tìm một chỗ để nghỉ ngơi, ăn trưa. Bạn hỏi qua lái đò và cho họ thêm tiền, hẹn giờ họ quay lại đón bạn. Nếu có thời gian, bạn cũng nên ghé thăm các ngôi chùa tại đây như chùa Linh Sơn ở chân núi Linh Sơn xây dựng theo kiến trúc cổ từ thế kỷ 17 hay chùa Cao, chùa Hàm Yến... Một điểm trừ của Quan Sơn là không có nhà nghỉ tiện nghi.
Read more…

Công ty cổ phần Hùng Vương

19:13 |


Tin doanh nghiệp

HVG - Công ty cổ phần Hùng Vương – Năm 2017 tiếp tục đặt kế hoạch doanh thu khoảng 20.000 tỷ, tăng 11% so với năm 2016. Lợi nhuận dự kiến đạt khoảng 400 tỷ. Toàn bộ lợi nhuận được giữ lại để xử lý khắc phục nguồn vốn âm trên BCTC cho công ty mẹ. Công ty đặt mục tiêu cho 2 năm liên tiếp, với mức tăng trưởng ổn định. Doanh thu 2017 và 2018 lần lượt đạt 20,000 và 25,000 tỷ đồng; lợi nhuận cũng lần lượt đạt 400 và 700 tỷ đồng.

HBC - Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình - Đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2017 với doanh thu đạt 15.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 757 tỷ đồng, lần lượt tăng 39% và 32% so với thực hiện năm 2016.

NBC - Công ty cổ phần Than Núi Béo - Vinacomin - Công ty dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2017 với doanh thu đạt 1.519 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với thực hiện năm 2016. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế dự kiến giảm gần một nửa, chỉ đạt hơn 24 tỷ đồng.

NKG - Công ty cổ phần Thép Nam Kim – Năm 2017 đặt kế hoạch tổng doanh thu 12.000-14.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng, cổ tức dự kiến tối đa 50% vốn điều lệ bao gồm cả tiền mặt và cổ phiếu.

DIG - Tổng Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng - Theo BCTC kiểm toán hợp nhất 2016 lãi ròng Công ty chỉ còn đạt 65,6 tỷ đồng, giảm 20 tỷ đồng hay 23% so với trước kiểm toán chủ yếu do gánh thêm gần 18 tỷ đồng lỗ từ công ty liên kết.

ITA - Công ty cổ phần Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo – Theo BCTC kiểm toán 2016, ITA đạt lãi hơn hơn 38 tỷ đồng, giảm gần 30% so với con số tại báo cáo tự lập (gần 55 tỷ đồng) trong đó đáng chú ý là chi phí quản lý tăng 17,5 tỷ đồng, lên gần 66 tỷ đồng sau kiểm toán.

THI - CTCP Thiết bị điện - Ngày 14/4 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt cuối năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 17/4. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 28/4/2017.

ROS - CTCP Xây dựng FLC Faros - Đã thông qua chủ trương nhận chuyển nhượng 40 triệu cổ phần, chiếm 40% vốn điều lệ tại CTCP Quản lý sân Golf Biscom, với giá mua thỏa thuận, nhưng trong mọi trường hợp không quá 20.000 đồng/cổ phần.

CMX - CTCP Chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau - Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) quyết định đưa cổ phiếu vào diện kiểm soát kể từ ngày 12/4/2017. Nguyên nhân do, lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ năm 2016 là âm 42,44 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2015 và 2016 lần lượt là âm 67,8 tỷ đồng và âm 111,57 tỷ đồng, căn cứ Báo cáo kiểm toán các năm 2015 và 2016, thuộc trường hợp bị kiểm soát theo quy định.

ELC - CTCP Đầu tư phát triển công nghệ Điện tử - Viễn thông - Ngày 19/4 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 20/4. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 6%, thanh toán bắt đầu từ ngày 11/5/2017.

VRC - CTCP Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu – HĐQT thông qua đơn từ nhiệm chức danh Tổng giám đốc của ông Phạm Văn Phôi, đồng thời bổ nhiệm bà Nguyễn Ngọc Quỳnh giữ chức danh tren thay thế ông Phôi kể từ ngày 03/4.

LDG - CTCP Đầu tư LDG – HĐQT quyết định góp thêm phần vốn hơn 55,9 tỷ đồng, tính theo tỷ lệ sở hữu, vào Công ty con CTCP Du lịch Giang Điền, qua đó, nâng vốn điều lệ của công ty này lên hơn 382,9 tỷ đồng, trong đó LDG góp vốn tổng cộng 335,7 tỷ đồng, tương ứng 87,68% vốn điều lệ.

TV2 - CTCP Tư vấn Xây dựng điện 2 - Đã thông qua quyết định đầu tư gần 46 tỷ đồng để thành lập CTCP Thủy điện Yên Bình, tương đương sở hữu 30% vốn điều lệ của công ty này.

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

TTF - CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành - CTCP Đầu tư xây dựng Tân Liên Phát, cổ đông lớn, đã bán ra hơn 36,23 triệu cổ phiếu TTF. Sau giao dịch, Tân Liên Phát đã giảm sở hữu tại TTF từ hơn 43,23 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 29,9% xuống còn 7 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,84%, qua đó không còn là cổ đông lớn của TTF kể từ ngày 31/3.

API - CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương - Từ ngày 02/3 đến 31/2, Asean Deep value Fund, cổ đông lớn đã mua vào thành công 500.000 cổ phiếu API để nâng sở hữu tại API lên 15,37% tương đương 5,44 triệu cổ phiếu.

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

SAM - CTCP Đầu tư và Phát triển Sacom - CTCP Dịch vụ du lịch Phú Thọ, tổ chức có liên quan đến ông Trần Anh Vương, Tổng giám đốc, đăng ký bán thoái vốn toàn bộ hơn 4,71 triệu cổ phiếu SAM sở hữu, tỷ lệ 2,16%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 07/4 đến 05/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

CII - CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp. HCM - CTCP Đầu tư Tân Tam Mã, tổ chức có liên quan đến ông Lê Vũ Hoàng, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua vào 3,9 triệu cổ phiếu CII từ ngày 07/4 đến 06/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, tổ chức trên sẽ nâng sở hữu tại CII từ 6,1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,53% lên 10 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,14%.

FIT - CTCP Tập đoàn F.I.T - CTCP Đầu tư Dũng Tâm, cổ đông lớn, tổ chức có liên quan với ông Nguyễn Văn Sang, đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu FIT từ ngày 10/4 đến 9/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, cổ đông trên sẽ nâng sở hữu tại FIT từ hơn 67,11 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 26,35% lên hơn 71,11 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 30,29%.

PVI - CTCP PVI - Ngân hàng TMCP Pvcombank, cổ đông lớn đăng ký bán ra 3 triệu cổ phiếu PVI từ ngày 05/4 đến 03/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, Pvcombank sẽ giảm sở hữu tại PVI từ hơn 14,59 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,56% xuống còn 11,59 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,21%.

API - CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương - Asean Deep value Fund, cổ đông lớn đăng ký mua vào 400.000 cổ phiếu API từ ngày 05/4 đến 04/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện nay, cổ đông này đang nắm giữ hơn 5,44 triệu cổ phiếu API, tỷ lệ 15,37%.

Trần Dũng

Theo InfoNet/HNX&HSX
Read more…

Thị trường bên nhà ở cho nhu cầu thực và nhà ở xã hội

18:53 |

Gần 02 năm trở thành ngân hàng 100% vốn nhà nước với sự hỗ trợ toàn diện từ Vietcombank, CB đã và đang từng bước hiện thực hóa chiến lược trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, chuyên nghiệp dành cho các khách hàng cá nhân có nhu cầu cấp tín dụng nhanh, nhỏ và vừa để hiện thực hóa ước mơ căn nhà mơ ước, chiếc xe mơ ước, xây dựng giá trị cuộc sống.



Năm 2017, CB dành 4.000 tỷ đồng cho các dòng sản phẩm tín dụng, cho vay khách hàng cá nhân.

Cùng trao đổi với ông Bùi Thanh Bình – Nguyên là một trong những cán bộ phụ trách mảng ngân hàng bán lẻ Vietcombank và hiện là Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh ngân hàng bán lẻ của CB về kế hoạch kinh doanh của ngân hàng năm nay.



Xin ông cho biết, mục tiêu chính trong các hoạt động kinh doanh của CB năm 2017?

Nếu như 2016 là năm của Ngân hàng Xây Dựng (CB) trở lại thị trường, được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cho phép triển khai đầy đủ những hoạt động của một ngân hàng bán lẻ; tiếp nối những thành quả bước đầu này, năm 2017 là năm CB tập trung nguồn lực cho mảng tín dụng với nhiều gói sản phẩm đa dạng có thể đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Đồng thời, công tác xử lý và thu hồi nợ xấu sẽ được CB đặc biệt chú trọng và đẩy mạnh.

Sau giai đoạn khởi động thị trường, chính thức triển khai cho vay từ giữa năm 2016, sang năm 2017 này, CB dự kiến sẽ dành 4.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân, với các gói sản phẩm đa dạng tập trung phục vụ nhu cầu vay tiêu dùng, vay sửa chữa nhà, vay mua nhà, mua xe.

Cụ thể, hoạt động tín dụng sẽ được đẩy mạnh ở mảng nào và kỳ vọng của ngân hàng CB khi trở lại thị trường, thưa ông?

Phân khúc khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa với các nhu cầu vay vốn xây, sửa chữa nhà, mua nhà, mua xe… vốn là thị trường đầy tiềm năng - sẽ là thị trường trọng tâm CB hướng đến.

Kỳ vọng của Ban Lãnh đạo CB không ngoài mục tiêu đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp dành cho các khách hàng cá nhân có nhu cầu cấp tín dụng nhanh, nhỏ và vừa để hiện thực hóa ước mơ căn nhà mơ ước, chiếc xe mơ ước, xây dựng giá trị cuộc sống.

Hiện hầu hết các nhà băng đều nhắm đến tín dụng bán lẻ (cá nhân, cho vay tiêu dùng, phân tán) và CB cũng không nằm ngoài chiến lược này, nhưng với quy mô và năng lực hiện tại liệu có cạnh tranh được để giành thị phần tín dụng, thưa ông?

Trong thời gian 02 năm CB chính thức thuộc sở hữu của Ngân hàng Nhà nước với sự hỗ trợ toàn diện từ Vietcombank, đến thời điểm hiện tại, các hoạt động của CB đã có những cải thiện rõ nét.

Hệ thống các sản phẩm dịch vụ ngân hàng được nâng cấp, đồng bộ và hoàn thiện, mang tính tiện ích, cạnh tranh, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu hoạt động thị trường của ngân hàng bán lẻ hiện đại. Mặt khác, chúng tôi có những chiến lược cạnh tranh trong điều kiện của một ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp cho các nhu cầu cấp tín dụng nhanh, nhỏ và vừa, linh hoạt trong phương thức lãi suất để khách hàng có thể chủ động, tùy chọn gói lãi suất cho khoản vay.

Lãi suất luôn là vấn đề được các khách hàng, nhất là đối với khách hàng cá nhân luôn quan tâm trong sử dụng vốn vay ngân hàng, CB đã có những ưu biệt nào về lãi suất cho phân khúc khách hàng này?

CB hiểu rõ việc xây dựng nền tảng cho việc chiếm lĩnh thị trường cần có một cơ chế lãi suất thực sự hấp dẫn trong một khoảng thời gian hợp lý. Trong giai đoạn này, tại CB, ngoài mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,5%/năm, tính đến thời điểm hiện tại, CB đang đưa ra 7 phương án lãi suất tùy chọn dành tất cả các dòng sản phẩm tín dụng thời hạn ngắn, trung hạn, cũng như các khoản vay có thời hạn trên 10 năm để khách hàng chọn lựa.

Với các gói tùy chọn lãi suất này cũng sẽ giúp khách hàng an tâm hơn, giảm thiểu các tâm lý lo lắng lãi suất bất ổn trong thời gian vay. Tùy chọn lãi suất và phương án lãi suất phù hợp là “điểm cộng” trong phương thức cho vay linh hoạt của CB với ưu thế sự chủ động dành cho khách hàng.



Thị trường bên nhà ở cho nhu cầu thực và nhà ở xã hội trong năm nay có là điểm thuận lợi để các ngân hàng, trong đó có CB đẩy mạnh cho vay đối với phân khúc khách hàng cá nhân vay mua nhà, thưa ông?

Từ 2016 và tiếp nối trong 2017, thị trường nhà ở đã sôi động trở lại ở một số phân khúc, theo xu hướng gần hơn với nhu cầu thực. Chắc chắn, đây là thời điểm thuận lợi cho các ngân hàng thương mại, trong đó có CB đẩy mạnh cho vay đối với phân khúc khách hàng cá nhân vay mua nhà, xây, sửa chữa nhà. Và để theo nhịp điệu thị trường, CB đã sẵn sàng cung cấp nguồn vốn để thực cho nhu cầu thực.

A.D

Theo Trí thức trẻ
Read more…

Và chuyện không chỉ dừng ở vấn đề thương mại.

02:12 |
Trước thềm cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ dừng chân ở Helsinki.
Ông Tập đang được các nước Bắc Âu mở rộng vòng tay chào đón. Giống như những người hàng xóm ở khu vực này, sự thịnh vượng của Phần Lan phần lớn đến từ vai trò đặc biệt quan trọng trong mạng lưới thương mại toàn cầu. Điều này càng quan trọng hơn trong bối cảnh Mỹ có dấu hiệu chuyển sang chủ nghĩa bảo hộ.
Trước thềm cuộc gặp, ông Trump tiếp tục nhấn mạnh chính sách “Nước Mỹ trước tiên” và thậm chí còn lên Twitter cảnh báo về một cuộc gặp “khó khăn” với ông Tập. Do đó, Trung Quốc đang thận trọng từng bước định vị lại bản thân trong trật tự mới. “Trung Quốc phát tín hiệu Mỹ không phải là mối quan tâm ngoại giao duy nhất, châu Âu cũng rất quan trọng”, Feng Zhongping, Phó Chủ tịch Viện quan hệ quốc tế (Trung Quốc) nói.
Và chuyện không chỉ dừng ở vấn đề thương mại. Trong khi Tổng thống Trump hoài nghi về lời cáo buộc chính con người đang khiến trái đất nóng lên, Trung Quốc đang thế chỗ Mỹ để sát cánh với Liên minh châu Âu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc tuần trước, một quan chức EU đã nói rằng “sự hợp tác trên những vấn đề như trao đổi khí thải và công nghệ sạch đang mang lại quả ngọt”.

Các mặt hàng chính mà Phần Lan xuất khẩu sang Trung Quốc gồm giấy, máy móc, thiết bị, hóa chất... Nguồn: Bloomberg.
Các mặt hàng chính mà Phần Lan xuất khẩu sang Trung Quốc gồm giấy, máy móc, thiết bị, hóa chất... Nguồn: Bloomberg.
Trên mặt trận ngoại giao, Trung Quốc cũng hành động trái ngược với lời kêu gọi hãy chia tách EU của ông Trump sau sự kiện người Anh bỏ phiếu chọn rời liên minh này.
“Trung Quốc quan điểm rằng sự thống nhất và đoàn kết của châu Âu là phù hợp với xu hướng lịch sử, và một châu Âu ổn định thịnh vượng sẽ có ích cho nền hòa bình cũng như sự phát triển của thế giới. Chúng tôi tin châu Âu có đủ sự khôn ngoan và khả năng để vượt qua những thách thức này. Trung Quốc có thể hỗ trợ châu Âu trong quá trình ấy”, ông Tập phát biểu trong một bài viết được đăng trên tờ Helsinki Times.
Bộ trưởng Thương mại Phần Lan Kai Mykkanen nhận định Trung Quốc đã sẵn sàng cho vị trí có tiếng nói lớn hơn. Điều đó cũng hợp lý khi mà Trung Quốc sẽ là nước mất nhiều nhất nếu thế giới chìm trong một cuộc chiến tranh thương mại.
EU hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU (chỉ sau Mỹ). Hiện mỗi ngày hai bên trao đổi khối lượng hàng hóa và dịch vụ có giá trị lên đến 1,1 tỷ USD và con số còn có thể tăng thêm.

Kim ngạch thương mại giữa EU và Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua. Nguồn: Bloomberg.
Kim ngạch thương mại giữa EU và Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua. Nguồn: Bloomberg.
Ông Tập trở thành Chủ tịch Trung Quốc đầu tiên đến thăm Phần Lan kể từ năm 1995 đến nay. Đối với nước chủ nhà, sự kiện này là cơ hội để mở rộng mối quan hệ thương mại, lấp đầy khoảng trống mà thị trường Nga để lại sau khi Nga bị EU cấm vận vì những gì xảy ra ở đảo Crimea. Còn Trung Quốc coi đây là cách để tái khẳng định sự quan tâm của nước này đối với châu Âu, đặc biệt là Bắc Âu.
Phần Lan không phải là nước duy nhất đang muốn củng cố mối quan hệ với Trung Quốc. Thủ tướng Na Uy Erna Solberg cùng với một nhóm doanh nhân sẽ tới thăm Trung Quốc vào ngày 7/4, lần đầu tiên trong 1 thập kỷ.
Thu Hương
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
Read more…

Davis từng “tấn công” các ngân hàng ngay tại Quốc hội hồi tháng 10

00:14 |


Đó là một buổi chiều trung tuần tháng 1. Thủ tướng Theresa May bước vào phòng họp trong một khu nghỉ dưỡng ở Davos (Thụy Sĩ) để đối mặt với những lãnh đạo quyền lực nhất của phố Wall.

2 ngày trước đó, bà đã phát đi thông điệp muốn rút Anh ra khỏi khối thị trường chung châu Âu. Lo sợ Anh đang tiến về phía rắc rối, các ngân hàng lớn nhất phố Wall muốn nghe bà chia sẻ nhiều hơn về chiến lược sắp tới. Trong số đó có Lloyd Blankfein (CEO của Goldman Sachs), Jamie Dimon (CEO của JPMorgan Chase) và James Gorman (CEO của Morgan Stanley). Điều quan trọng nhất mà họ quan tâm là tương lai của London, trung tâm tài chính của thế giới.

Vị CEO của Lloyd đã thẳng thừng chất vấn bà May rằng ngành tài chính đứng ở đâu trong danh sách các ưu tiên. “Chúng tôi đóng góp rất lớn vào GDP của nước Anh, với tỷ trọng ở mức 2 con số. Chúng tôi cũng là những người nộp thuế lớn nhất”.

Đáp lại, bà May cũng khẳng định tầm quan trọng của ngành tài chính. Tuy nhiên câu hỏi của các vị CEO vẫn chưa được giải đáp một cách thích đáng và họ phải ra về trong nỗi hoài nghi lớn.

Cơm không lành canh cũng chẳng ngọt

2 thập kỷ vừa qua, Goldman cũng đã cùng với 250 ngân hàng nước ngoài khác đã mở rộng hoạt động ở London, lấy Anh làm bàn đạp để xâm nhập khối thị trường chung có quy mô 16.500 tỷ USD mỗi năm. Nhưng cánh cửa bước vào thị trường 500 triệu dân đang có nguy cơ khép lại.

Các ngân hàng cũng đã từng kỳ vọng sẽ nhận được sự đối xử đặc biệt từ Chính phủ kể cả sau khi Anh đã bỏ phiếu rời EU. Họ hi vọng vẫn có thể sẽ được tiếp cận không giới hạn với thị trường chung về khía cạnh dịch vụ tài chính. Nhưng sự thực thì không phải như vậy. Theo Reuters, các cuộc gặp giữa lãnh đạo ngân hàng và các bộ trưởng đã không có kết thúc tốt đẹp. Nhiều lãnh đạo ngân hàng nói rằng nội các của bà May không hiểu gì về ngành tài chính cũng như điều gì là quan trọng.

Brexit và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng đều có một điểm chung là thể hiện sức mạnh của chủ nghĩa dân túy. Ở Mỹ, Tổng thống Donald Trump vừa bổ nhiệm ít nhất 4 cựu lãnh đạo của Goldman Sachs vào các vị trí cấp cao trong nội các mới. Còn ở Anh thì điều ngược lại đang diễn ra. Phong trào dân túy mang đến một vị Thủ tướng quá cứng rắn với các ngân hàng.

Kết quả là, nhiều ngân hàng cũng đang lên kế hoạch chuyển một lượng lớn nhân viên ra khỏi London. Và Đức cùng Pháp đang cố gắng tận dụng thời cơ có một không hai để phát triển các trung tâm tài chính, dù một số người nghĩ rằng New York mới là nơi hưởng lợi nhiều nhất vì ở đó có trụ sở của các ngân hàng.

HSBC, UBS và Morgan Stanley đã quyết định cũng sẽ chuyển 1.000 nhân viên ra khỏi London trong 2 năm tới. Goldman Sachs cũng đã cho biết hàng trăm nhân viên sẽ rời London trong khuôn khổ kế hoạch ứng phó với bên Brexit.

Kể từ khi làn sóng sẽ giảm bớt luật lệ quản lý ngành tài chính tạo ra “cú nổ Big Bang” làm tiền đề cho ngành tài chính nước Anh phát triển như vũ bão trong suốt 31 năm qua, các ngân hàng đã dựa vào vị thế quan trọng trong nền kinh tế để thương thảo với Chính phủ Anh. Còn bây giờ, sau Brexit, họ phải đối mặt với một hiện thực trần trụi. Cuộc bầu cử năm ngoái khiến bộ máy lãnh đạo thay đổi và Chính phủ Anh đã “đổi giọng”. Bà May cam kết sẽ xây dựng một nền kinh tế phục vụ tất cả mọi người chứ không riêng tầng lớp tinh hoa như trước.

Thời thế đổi thay

Theo những người trong cuộc, đang có nhiều ý kiến trái ngược nhau về những hệ lụy lâu dài mà Brexit gây ra cho nền kinh tế lớn thứ năm thế giới và về câu hỏi liệu tài chính có nên tiếp tục là ngành trụ cột hay không.

Chính phủ Anh đang có hai toan tính. Thứ nhất, họ cho rằng các ngân hàng chỉ đang dọa dẫm về việc chuyển việc làm ra khỏi London. Thứ hai, bà May tự tin EU quá phụ thuộc vào thị trường tài chính London, đến nỗi các nhà đàm phán EU sẽ đem đến cho ngành tài chính Anh một thỏa thuận đặc biệt, giữ nguyên cánh cửa tiếp cận không giới hạn với thị trường chung. Trên thực tế thì các quan chức EU đã không nghĩ vậy.

Năm ngoái, ngành tài chính đóng góp cho nước Anh 71,4 tỷ bảng (88,7 tỷ USD) tiền thuế (cả thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân). Đây là số tiền tương đương với mức chi hàng năm của Anh cho giáo dục cấp tiểu học, cảnh sát và quân đội. Ngành tài chính đóng thuế tương đương với số thuế của người dân Scotland và xứ Wales cộng lại.



Do đó, các ngân hàng cảm thấy họ không được đối xử công bằng. Vị lãnh đạo quyền lực của một trong những ngân hàng lớn nhất ở Anh cho biết ông không còn nhận được điện thoại từ các Bộ trưởng và cũng không còn được mời đến phố Downing như dưới thời những Thủ tướng trước.

Trong vài cuộc họp với các lãnh đạo ngân hàng, Bộ trưởng Brext David Davis, người sẽ quyết định Anh nên ưu tiên ngành nào trong các cuộc đàm phán sắp tới, đã truyền đi thông điệp rằng mối quan hệ giữa Chính phủ và ngành tài chính đang thay đổi.

Xuất thân từ tầng lớp lao động bình dân và đi theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu, David ghét việc bị các ngân hàng định hướng. Theo ông, ngành tài chính đã phá hủy mối quan hệ với Chính phủ khi nói rằng nền kinh tế sẽ chịu thiệt hại từ việc giảm người nhập cư.

Davis từng “tấn công” các ngân hàng ngay tại Quốc hội hồi tháng 10 năm ngoái. Ông buộc tội họ đã “đổ hết tội cho Brexit” và nói dối về việc sa thải nhân viên. Những người thân cận với Davis cảnh báo các lãnh đạo ngân hàng rằng họ phải lạc quan về những cơ hội từ Brexit nếu như muốn Chính phủ lắng nghe ý kiến.

Simon Kirby là người đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng phụ trách các vấn đề về dịch vụ của tài chính. Tuy nhiên, từng là ông chủ 1 của đài phát thanh và chuỗi nightclub trước khi mà bước vào con đường chính trị khiến nhân vật này không được nhìn nhận là phù hợp với các ngành tài chính.

Tháng 11 năm ngoái, phía ông Kirby có cuộc gặp đầu tiên với các lãnh đạo cấp cao của ngành tài chính. Ông đã không thể trả lời những câu hỏi cơ bản, đến nỗi có người nói rằng dường như ông không biết 1 ngân hàng là gì hay ngân hàng hoạt động như thế nào.

Nhớ lại thời kỳ đầu những năm 2000,thì ngành tài chính cũng đã cảnh báo không gia nhập khu vực eurozone sẽ khiến vai trò trung tâm kinh doanh của London bị đe dọa. Và sau khủng hoảng tài chính 2007-09, nhiều ngân hàng cũng đe dọa sẽ rời đi. Tuy nhiên trong cả hai trường hợp, ngành tài chính của nước Anh lại hùng mạnh hơn.

Dẫu vậy, khi đó mọi thứ đơn giản hơn nhiều. Ngành ngân hàng cũng được các chính trị gia của tất cả các đảng muốn sử dụng số thuế mà ngành này tạo ra chiều chuộng ưu ái. Một viên chức làm việc dưới thời Thủ tướng Gordon Brown năm 2007 nhớ lại cứ 6 tháng 1 lần, lãnh đạo của các ngân hàng lại được mời tới phố Downing để trả lời câu hỏi Chính phủ nên làm gì để cuộc sống của họ dễ dàng hơn.

Sau đó khủng hoảng tài chính ập đến. Giống như ở Mỹ, nhiều người Anh bắt đầu buộc tội ngành tài chính hưởng lợi nhiều hơn so với những gì họ đã đóng góp. Và đến thời Thủ tướng May, mối quan hệ êm đẹp giữa ngành ngân hàng và Chính phủ dường như đã kết thúc. Đã có một cuộc cách mạng đặt dấu chấm hết cho trật tự cũ.

Các ngân hàng đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, vạch ra kế hoạch khẩn cấp phòng trường hợp phải rời London nếu như đàm phán Brexit mang lại những điều bất lợi.

Theo Neil Dwane, vấn đề chiến lược gia tại Allianz Global Investors, điểm yếu của nước Anh là nhiều công ty tài chính đã bị các đối thủ từ Mỹ và châu Âu mua lại. Do đó họ cũng không có lòng trungt hành với nước Anh. London đối mặt với nguy cơ “chảy máu dần dần” và vai trò thủ đô tài chính châu Âu bị lung lay hơn bao giờ hết.
Thu Hương

Theo Trí thức trẻ/Reuters
Read more…

Công ty vàng bạc đá quý SJC niêm yết giá mua vàng miếng ở mức 36,40 – 36,62

00:05 |


Công ty vàng bạc đá quý SJC niêm yết giá mua vàng miếng ở mức 36,40 – 36,62 triệu đồng/lượng và giá bán vàng miếng ở mức 36,62 triệu đồng/lượng.

Công ty vàng bạc đá quý bảo tín Minh Châu niêm yết ở mức 36,49 – 36,55 triệu đồng/lượng, tăng 70 nghìn đồng/lượng so với cuối phiên giao dịch hôm qua. Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI niêm yết ở mức 36,46 – 36,54 triệu đồng/lượng, tăng 60 nghìn đồng/lượng.

Do ảnh hưởng bởi các đà tăng của giá vàng thế giới trong phiên giao dịch đêm qua, sáng nay giá vàng miếng trong nước được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng so với ngày hôm qua nhằm giảm được thiểu rủi ro trong việc cân đối mua bán vàng miếng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay đã tăng 0,34% lên mức 1.252,91 USD/ounce trong khi giá vàng kỳ hạn tháng Sáu tăng 2,8 USD đạt 1.254 USD/ounce.

Nguyên nhân là bất ổn địa chính trị trên thế giới, từ các cuộc bầu cử tại bên châu Âu, đàm phán Anh rời Liên minh châu Âu (EU) đến lập trường chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ - Donald Trump.

Theo như nhận định của nhiều chuyên gia, tuần này, giá vàng trong nước có thể biến động đáng kể, do các thông tin kinh tế thế giới. Trong đó có báo cáo việc làm Mỹ sẽ công bố vào thứ Sáu hay cuộc gặp giữa ông Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình giữa tuần.

Trên thị trường châu Á, giá vàng hiện đang giao dịch quanh mức 1.255 USD/ounce. Quy đổi tương đương 34,42 triệu đồng/lượng, như vậy vàng trong nước đang cao hơn thế giới khoảng 2,2 triệu đồng mỗi lượng.

Tiến Phương

Theo Trí thức trẻ
Read more…

heo đó, mục tiêu của Chương trình là triển khai đồng bộ

00:02 |


Ngày 30/3/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có Quyết định số 625/QĐ-NHNN ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/2/2017 của Chính phủ (Chương trình) về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, mục tiêu của Chương trình là triển khai đồng bộ các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát bình quân dưới 5%. Phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho Công ty VAMC và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các ngâ  yếu kém được Chính phủ cũng đã phê duyệt xử lý theo phương án riêng). Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với các mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4.

Trước đó, tại Dự thảo lần 1 Luật hỗ trợ tái cơ cấu thì các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đề cập đến con số nợ xấu khiến thị trường khá bất ngờ. Cụ thể, theo cơ quan quản lý, đến cuối tháng 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng là 2,46%, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu do VAMC quản lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu có khả năng lên đến 8,86% tổng dư nợ do khâu xử lý tài sản bảo đảm và xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết.

Với tổng số dư nợ của các tổ chức tín dụng với nền kinh tế là 5.505.406 tỷ đồng thì con số nợ xấu thực chất cũng có thể lên đến hơn 487 nghìn tỷ đồng.

Minh Phương

Theo Trí thức trẻ
Read more…

Mở rộng và hợp thức hóa cơ chế hỗ trợ ngân hàng yếu kém

23:56 |


Với định hướng tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2016-2020, NHNN vừa đưa ra lấy ý kiến dự thảo Luật tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, trong đó đáng chú ý là các biện pháp hỗ trợ cho các TCTD yếu kém.

Trong giai đoạn triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, NHNN đã thực hiện mua 0 đồng 3 ngân hàng, khuyến khích các tổ chức tín dụng tự nguyện hợp nhất và sát nhập, kết quả là đã giảm được khoảng 22 tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, việc thiếu vắng các cơ chế hỗ trợ cũng như khuôn khổ pháp lý của việc xử lý tổ chức tín dụng yếu kém còn chưa hoàn thiện nên việc phục hồi và củng cố hoạt động của các tổ chức tín dụng này gặp rất nhiều khó khăn, trong khi cũng chưa có quy định nào trao quyền cho NHNN thực hiện quyền yêu cầu giải thể bắt buộc đối với tổ chức tín dụng yếu kém không có khả năng phục hồi.

Luật hóa các phương án xử lý TCTD yếu kém

Theo điều 15 của dự thảo luật thì có 3 chủ trương xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, bao gồm phục hồi, xử lý pháp nhân hoặc mua bắt buộc đối với TCTD yếu kém. Theo đó, những tổ chức tín dụng nào được xác định cho phục hồi sẽ phải xây dựng phương án phục hồi khả thi, trong đó việc tăng thêm vốn điều lệ có thể xem là điều kiện rất quan trọng. Theo phát biểu gần đây của Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng thì nguồn vốn đóng góp vào để tái cơ cấu các tổ chức tín dụng phải là “tiền tươi thóc thật”, có thể từ các cổ đông hiện hữu hoặc từ các cổ đông mới là các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như nước ngoài. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của dòng tiền này xem có đủ điều kiện để thực hiện góp vốn, tăng vốn cho các tổ chức tín dụng.

Điều 21 cũng quy định rõ nếu hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi mà tổ chức tín dụng được KSĐB không phục hồi được hoặc NHNN xét thấy đơn vị không có khả năng phục hồi, thì sẽ xem xét thực hiện phương án xử lý pháp nhân hoặc mua bắt buộc. Điều 24 cũng quy định các hình thức xử lý pháp nhân bao gồm sáp nhập, hợp nhất, bán toàn bộ vốn điều lệ, giải thể và phá sản. Quy định sáp nhập, hợp nhất thì không có gì mới khi trước đây đã có hàng loạt TCTD được xử lý theo phương án này, tuy nhiên chủ trương cho giải thế, phá sản là một bước đột phá mới của nhà điều hành, cho thấy sự quyết liệt trong việc xử lý các tổ chức yếu kém và ứng với những phát biểu của một số quan chức chính phủ gần đây.

Với trường hợp mua bắt buộc, điều 28 xác định một số điều kiện cụ thể như: TCTD được đánh giá không có khả năng phục hồi, là ngân hàng thương mại, việc mua bắt buộc để tránh ảnh hưởng an toàn hoạt động của hệ thống; giá trị thực của vốn điều lệ nhỏ hơn 0 đồng; có TCTD đề xuất mua; TCTD được chỉ định phải có phương án khả thi. Với việc NHNN mua 0 đồng 3 tổ chức tín dụng yếu kém trước đây gây ra một số tranh cãi thì việc luật hóa hình thức xử lý mua bắt buộc theo dự thảo luật này đã chính thức hợp pháp hóa phương án trên.

Mở rộng và hợp thức hóa cơ chế hỗ trợ ngân hàng yếu kém

Điều 19 quy định các biện pháp hỗ trợ thực trạng hoạt động, theo đó đối với các tổ chức tín dụng yếu kém đang trong thời gian bị KSĐB thì cho phép không phải tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, mà chỉ cần tuân theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. Ngoài ra, việc tính toán, xác định các giới hạn, tỷ lệ này sẽ tính trên vốn điều lệ hoặc số vốn điều lệ được góp thêm vào.

Rõ ràng đây là những biện pháp hỗ trợ rất thiết thực cho các đơn vị này, vì đa số các tổ chức tín dụng yếu kém thường không đủ năng lực tài chính để đáp ứng theo các tiêu chuẩn, tỷ lệ an toàn của cơ quan điều hành. Trong khi việc tính toán dựa trên vốn điều lệ thay vì là vốn tự có theo quy định cũng giúp các tỷ lệ này cao hơn, vì hầu hết các TCTD yếu kém bị lỗ lũy kế do đó thường làm giảm vốn tự có rất lớn.

Đối với các biện pháp hỗ trợ tài chính thì cho phép các tổ chức tín dụng yếu kém được phép bán nợ xấu không đủ điều kiện hoặc nợ xấu có TSBĐ đang bị kê biên theo quy định pháp luật cho VAMC. Các tổ chức này cũng có thể vay tái cấp vốn, vay đặc biệt của NHNN theo phương án phục hồi đã được phê duyệt, đặc biệt với những tổ chức tín dụng được mua bắt buộc có thể được Chính phủ cấp thêm vốn để bổ sung vốn điều lệ, được Chính phủ cho vay dài hạn với lãi suất 0%, được vay tái cấp vốn của NHNN với lãi suất 0%; được vay đặc biệt NHNN với lãi suất 0%; được nhận tiền gửi hoặc vay của tổ chức tín dụng hỗ trợ với mức lãi suất ưu đãi trong thời gian thực hiện phương án phục hồi.

Không những được hỗ trợ nguồn vốn đầu vào với lãi suất ưu đãi, các tổ chức tín dụng được mua bắt buộc còn được hỗ trợ giải ngân vốn đầu ra theo hình thức mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng hỗ trợ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của ngân hàng nhà nước. Rõ ràng với biện pháp hỗ trợ cả nguồn vốn đầu vào và đảm bảo nguồn vốn đầu ra với một biên độ lãi suất cố định sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phục hồi của những tổ chức tín dụng được mua bắt buộc, giúp các tổ chức tín dụng này sớm có lãi trở lại và trở nên hấp dẫn hơn, khi đó ngân hàng nhà nước có thể bán lại cho các nhà đầu tư quan tâm cả trong nước lẫn ngoài nước.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng yếu kém có thể được miễn hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, được hạch toán dần vào chi phí đối với phần chênh lệch giữa giá bán nợ và giá trị ghi sổ của khoản nợ. Đối với tổ chức tín dụng được xử lý dưới hình thức sáp nhập, hợp nhất, bán toàn bộ vốn điều lệ còn được miễn các loại thuế, phí về chuyển nhượng tài sản trong quá trình sáp nhập, hợp nhất, bán vốn.

Thật ra những biện pháp hỗ trợ trên một phần cũng đã có nằm rải rác tại một số quy định, quyết định của Chính phủ và NHNN. Như việc giảm dự trữ bắt buộc thì theo quy định Điều 10 của Thông tư số 23/2015/TT-NHNN ban hành ngày 04/12/2015, đối với tổ chức tín dụng đang bị KSĐB hoặc đang thực hiện phương án cơ cấu lại có thể được NHNN xem xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đến mức tối thiểu 0%.

Đối với việc cho vay tái cấp vốn, theo Thông tư số 18/2015/TT-NHNN cũng đã quy định rõ việc cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu VAMC , trong đó theo Quyết định số 2358/QĐ-TTg năm 2013 thì lãi suất vay thấp hơn lãi suất tái cấp vốn 2%. Đối với cho vay đặc biệt thì Thông tư số 06/2012/TT-NHNN cũng đã quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, tuy nhiên lãi suất cho vay đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng trường hợp cụ thể.

Đối với việc trích lập dự phòng rủi ro thì Điều 15a theo Thông tư số 08/2016/TT-ngân hàng nhà nước đã cho phép các tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại gia hạn thời hạn của TPĐB, từ đó giãn thời gian trích lập dự phòng rủi ro cho TPĐB, tránh tình trạng trích lập dẫn đến lỗ tài chính trong năm. Ngoài ra, Nghị định số 18/2016/NĐ-CP cũng đã cho phép tổ chức tín dụng được phân bổ dần vào chi phí hoạt động phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ trừ đi giá trị mua bán của khoản nợ được mua theo giá trị thị trường và giá trị khoản dự phòng rủi ro đã trích cho chính khoản nợ được mua bán, nếu như TCTD đang bị lỗ hoặc khi thực hiện việc phân bổ ngay phần chênh lệch này sẽ dẫn đến bị lỗ.

Như vậy, dự thảo luật đã gom tất cả các biện pháp hỗ trợ từ một số văn bản luật khác và đề xuất thêm một số giải pháp hỗ trợ mới. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu những nguồn vốn hỗ trợ với lãi suất ưu đãi từ Chính phủ, ngân hàng nhà nước hay Bảo hiểm tiền gửi như trên có được đưa vào để tính toán các tỷ lệ an toàn thanh khoản, các tỷ lệ dư nợ cho vay/ nguồn vốn huy động hay như tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Vì vốn dĩ khi một tổ chức tín dụng được xác định là yếu kém thì lượng tiền gửi từ khách hàng sẽ bị suy giảm đáng kể, do đó gần như không thể đáp ứng được tất cả các chỉ tiêu trên nếu như chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động từ khách hàng để tính toán.


Đặc biệt với những tổ chức tín dụng được mua bắt buộc có thể được Chính phủ cấp thêm vốn để bổ sung vốn điều lệ, được Chính phủ cho vay dài hạn với lãi suất 0%, được vay tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước với lãi suất 0%; được vay đặc biệt ngân hàng nhà nước với lãi suất 0%; được nhận tiền gửi hoặc vay của tổ chức tín dụng hỗ trợ với mức lãi suất ưu đãi trong thời gian thực hiện phương án phục hồi.
Bộ Chính trị đã giao Chính phủ lập ban tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

Khánh Quân

Theo Trí thức trẻ
Read more…

Trong năm 2015, thì số lượng lao động của VNPT đạt 39.578 người

20:43 |

Trong năm 2015, doanh thu hợp nhất VNPT đạt 48.330 tỷ đồng – giảm 19% và LNST đạt 2.617 tỷ đồng – giảm 38% so với những năm trước đó.

Theo như báo cáo của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thì trong năm 2015, mức thu nhập bình quân của những người lao động Tập đoàn đạt 17,64 triệu đồng/tháng, vượt 17% kế hoạch đã đề ra. Tuy vậy, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với con số 30,5 triệu đồng/tháng của Viettel.


Trong năm 2015, thì số lượng lao động của VNPT đạt 39.578 người, tương ứng tổng thu nhập đạt 698 tỷ đồng.

Còn với viên chức quản lý Tập đoàn, mức thu nhập bình quân năm 2015 là 50,89 triệu đồng/tháng, kém 7% so với kế hoạch và giảm 5% so với năm trước đó.

Trong năm 2015, doanh thu hợp nhất VNPT đạt 48.330 tỷ đồng – giảm 19% và LNST đạt 2.617 tỷ đồng – giảm 38% so với năm trước đó.



Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong năm 2016 chưa được VNPT công bố. Tuy nhiên, ở mức thu nhập bình quân theo kế hoạch đặt ra trong năm 2016 đối với người lao động là 18,34 triệu đồng/tháng – tăng 4% và với viên chức quản lý là 72,78 triệu đồng/tháng – tăng 43% so với thực hiện năm 2015.

Báo cáo KQKD 6 tháng đầu năm 2016 cho biết doanh thu VNPT đạt 19.792 tỷ đồng và LNST 1.283 tỷ đồng. Tổng tài sản ở tại thời điểm 30/6/2016 đạt 80.382 tỷ đồng.

Hoàng Anh

Theo Trí thức trẻ
Read more…

Tọa lạc tại số 440 phố Vĩnh Hưng

19:47 |

Ngày 05/04/2017, Tập đoàn T&T (T&T Group), một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam, chính thức mở bán dự án chung cư T&T Riverview, do công ty thành viên là T&T Land phụ trách phát triển. Chủ đầu tư cam kết đây sẽ là dự án “Chất lượng quốc tế, giá trong tầm tay”.


Tọa lạc tại số 440 phố Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội, T&T Riverview có vị trí thuận lợi ngay cửa ngõ Đông Nam của thành phố, cách Hồ Gươm chỉ khoảng 10 phút lái xe, gần bệnh viện 108, trung tâm thương mại Aeon Mall, Times City.

Dự án có vị trí hướng thủy nhìn trực tiếp ra sông Hồng và liền kề khuôn viên ngôi chùa Minh Đức cổ kính bên hồ nước êm đềm. Nhờ thế, những cư dân T&T Riverview không chỉ thỏa sức đắm mình vào không gian thơ mộng mà còn được hưởng vận khí tài lộc của một mảnh đất lành.

Tại T&T Riverview, các cư dân tương lai sẽ được tận hưởng đầy đủ những tiện ích của một khu chung cư hiện đại như: trung tâm thương mại, phòng tập gym, siêu thị, nhà trẻ nội khu, khu vui chơi trẻ em, khuôn viên cây xanh…

Ngoài việc được phát triển bởi chủ đầu tư có bề dày kinh nghiệm và tiềm lực tài chính vững chắc, dự án còn được xây dựng bởi nhà thầu Coteccons với chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và T&T Riverview cũng là một trong số ít dự án nhà ở chung cư Hà Nội hiện có chứng thư bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của ngân hàng uy tín Vietcombank.

Sau những thành công trong nhiều lĩnh vực: tài chính, thể thao, y tế, nông nghiệp, khai thác – chế biến khoáng sản,… T&T Group đã dồn nhiều tâm huyết cho dự án bất động sản đầu tay này với mong muốn đây sẽ là sản phẩm tiên phong cho dòng bất động sản có mức giá cạnh tranh, phù hợp với đông đảo khách hàng nhưng lại có chất lượng xây dựng và dịch vụ tốt, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Không chỉ có diện tích linh hoạt để phù hợp với các nhu cầu đa dạng, những căn hộ ở đây còn được tối ưu về mặt thiết kế, dễ dàng đón ánh sáng và không khí tự nhiên, mang lại không gian sống lý tưởng cho gia chủ. Đặc biệt, với khung giá vô cùng hấp dẫn, chỉ từ 21 triệu đồng/m2, T&T Riverview mở ra cơ hội hiếm có, nơi những gia đình trẻ có thể hiện thực hóa giấc mơ an cư lạc nghiệp.


Phần lớn các căn hộ tại T&T Riverview nhìn trực diện ra sông Hồng.

Hiện tại, T&T Riverview đã xây xong phần thô, đang thi công hoàn thiện để kịp bàn giao ngay đầu quý 3 năm 2017.

Nhân dịp này, T&T Group cũng công bố chính sách bán hàng hấp dẫn áp dụng từ ngày 01/4/2017. Theo đó, 50 khách hàng đầu tiên ký thỏa thuận đặt cọc trước ngày 30/4/2017 có cơ hội được hưởng gói hoàn thiện nội thất lên tới 7% giá bán cùng gói dịch vụ quản lý 2 năm; Những khách hàng thanh toán sớm sẽ được hưởng ngay chính sách chiết khấu tới 4,8% trên tổng giá trị của căn hộ. Gói chiết khấu 1% cho khách hàng và người thân mua từ 2 căn trở lên cũng được áp dụng trong thời gian này.

Đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng, Chủ đầu tư hỗ trợ lãi suất 0% trong vòng 12 tháng lên tới 70% giá trị căn hộ. Ngoài ra, với những gia chủ muốn hoàn thiện căn hộ theo ý mình, Chủ đầu tư sẽ dành tặng đặc quyền tự thiết kế tổ ấm với gói bàn giao “Không gian sáng tạo” và được hỗ trợ 10% trên giá bán.

Dự kiến, lễ mở bán chính thức T&T Riverview sẽ diễn ra tại khách sạn Deaewoo ngày 15/4/2017.

Để đăng ký tham gia sự kiện hoặc biết thêm chi tiết về dự án, quý khách hàng liên hệ:

Hotline: 0946809191

Đại lý phân phối chính thức:

Công ty cổ phần Dịch vụ và địa ốc Đất xanh miền Bắc

Hotline: 0946 809 191

Thông tin thêm về T&T Group

Tập đoàn T&T, tiền thân là Công ty Trách nhiệm hữu hạn
 T&T, được thành lập năm 1993, là tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực mang tầm vóc quốc tế, với quy mô 60 công ty thành viên, liên doanh liên kết hoạt động trên các lĩnh vực: Tài chính, Công nghiệp, Bất động sản, Sản xuất - kinh doanh - xuất nhập khẩu, Nông lâm hải sản, hàng tiêu dùng, Đầu tư kinh doanh dịch vụ Cảng biển, Logistics, Đầu tư nước ngoài, Y tế - Giáo dục, Thể thao, gắn liền với các thương hiệu như Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB); Câu lạc bộ bóng đá T&T Hà Nội; Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) và Công ty Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH); Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn đầu tư Bất động sản T&T thành Công ty cổ phần phát triển đô thị và Khu CN T&T (T&T Land)…

A.D

Theo Trí thức trẻ
Read more…

Để đăng ký tham gia sự kiện hoặc biết thêm chi tiết về dự án, quý khách hàng liên hệ:

19:13 |

Ngày 05/04/2017, Tập đoàn T&T (T&T Group), một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam, chính thức mở bán dự án chung cư T&T Riverview, do công ty thành viên là T&T Land phụ trách phát triển. Chủ đầu tư cam kết đây sẽ là dự án “Chất lượng quốc tế, giá trong tầm tay”.


Tọa lạc tại số 440 phố Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội, T&T Riverview có vị trí thuận lợi ngay cửa ngõ Đông Nam của thành phố, cách Hồ Gươm chỉ khoảng 10 phút lái xe, gần bệnh viện 108, trung tâm thương mại Aeon Mall, Times City.

Dự án có vị trí hướng thủy nhìn trực tiếp ra sông Hồng và liền kề khuôn viên ngôi chùa Minh Đức cổ kính bên hồ nước êm đềm. Nhờ thế, những cư dân T&T Riverview không chỉ thỏa sức đắm mình vào không gian thơ mộng mà còn được hưởng vận khí tài lộc của một mảnh đất lành.

Tại T&T Riverview, các cư dân tương lai sẽ được tận hưởng đầy đủ những tiện ích của một khu chung cư hiện đại như: trung tâm thương mại, phòng tập gym, siêu thị, nhà trẻ nội khu, khu vui chơi trẻ em, khuôn viên cây xanh…

Ngoài việc được phát triển bởi chủ đầu tư có bề dày kinh nghiệm và tiềm lực tài chính vững chắc, dự án còn được xây dựng bởi nhà thầu Coteccons với chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và T&T Riverview cũng là một trong số ít dự án nhà ở chung cư Hà Nội hiện có chứng thư bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của ngân hàng uy tín Vietcombank.

Sau những thành công trong nhiều lĩnh vực: tài chính, thể thao, y tế, nông nghiệp, khai thác – chế biến khoáng sản,… T&T Group đã dồn nhiều tâm huyết cho dự án bất động sản đầu tay này với mong muốn đây sẽ là sản phẩm tiên phong cho dòng bất động sản có mức giá cạnh tranh, phù hợp với đông đảo khách hàng nhưng lại có chất lượng xây dựng và dịch vụ tốt, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Không chỉ có diện tích linh hoạt để phù hợp với các nhu cầu đa dạng, những căn hộ ở đây còn được tối ưu về mặt thiết kế, dễ dàng đón ánh sáng và không khí tự nhiên, mang lại không gian sống lý tưởng cho gia chủ. Đặc biệt, với khung giá vô cùng hấp dẫn, chỉ từ 21 triệu đồng/m2, T&T Riverview mở ra cơ hội hiếm có, nơi những gia đình trẻ có thể hiện thực hóa giấc mơ an cư lạc nghiệp.


Phần lớn các căn hộ tại T&T Riverview nhìn trực diện ra sông Hồng.

Hiện tại, T&T Riverview đã xây xong phần thô, đang thi công hoàn thiện để kịp bàn giao ngay đầu quý 3 năm 2017.

Nhân dịp này, T&T Group cũng công bố chính sách bán hàng hấp dẫn áp dụng từ ngày 01/4/2017. Theo đó, 50 khách hàng đầu tiên ký thỏa thuận đặt cọc trước ngày 30/4/2017 có cơ hội được hưởng gói hoàn thiện nội thất lên tới 7% giá bán cùng gói dịch vụ quản lý 2 năm; Những khách hàng thanh toán sớm sẽ được hưởng ngay chính sách chiết khấu tới 4,8% trên tổng giá trị của căn hộ. Gói chiết khấu 1% cho khách hàng và người thân mua từ 2 căn trở lên cũng được áp dụng trong thời gian này.

Đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng, Chủ đầu tư hỗ trợ lãi suất 0% trong vòng 12 tháng lên tới 70% giá trị căn hộ. Ngoài ra, với những gia chủ muốn hoàn thiện căn hộ theo ý mình, Chủ đầu tư sẽ dành tặng đặc quyền tự thiết kế tổ ấm với gói bàn giao “Không gian sáng tạo” và được hỗ trợ 10% trên giá bán.

Dự kiến, lễ mở bán chính thức T&T Riverview sẽ diễn ra tại khách sạn Deaewoo ngày 15/4/2017.

Để đăng ký tham gia sự kiện hoặc biết thêm chi tiết về dự án, quý khách hàng liên hệ:

Hotline: 0946809191

Đại lý phân phối chính thức:

Công ty  cổ phần Dịch vụ và địa ốc Đất xanh miền Bắc

Hotline: 0946 809 191

Thông tin thêm về T&T Group

Tập đoàn T&T, tiền thân là Công ty Trách nhiệm hữu hạn T&T, được thành lập năm 1993, là tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực mang tầm vóc quốc tế, với quy mô 60 công ty thành viên, liên doanh liên kết hoạt động trên các lĩnh vực: Tài chính, Công nghiệp, Bất động sản, Sản xuất - kinh doanh - xuất nhập khẩu, Nông lâm hải sản, hàng tiêu dùng, Đầu tư kinh doanh dịch vụ Cảng biển, Logistics, Đầu tư nước ngoài, Y tế - Giáo dục, Thể thao, gắn liền với các thương hiệu như Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB); Câu lạc bộ bóng đá T&T Hà Nội; Công ty  cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) và Công ty Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH); Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn đầu tư Bất động sản T&T thành Công ty  cổ phần phát triển đô thị và Khu CN T&T (T&T Land)…

A.D

Theo Trí thức trẻ
Read more…

Về vấn đề sản xuất điện, trong tháng 3/2017, PVN sản xuất được 2,06 tỷ kWh

06:09 |


Theo như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), 3 tháng đầu năm 2017 bên các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đặc biệt là sản lượng khai thác dầu khí của PVN đều hoàn thành vượt mức từ 4-16% theo như kế hoạch.

Cụ thể, là tổng sản lượng khai thác quy dầu tháng 3 cũng đạt 2,35 triệu tấn, vượt 4,9% kế hoạch tháng, tính chung quý I cũng đạt 6,47 triệu tấn, vượt 5,3% kế hoạch.

Trong như đó, sản lượng bên khai thác dầu tháng 3 đạt 1,35 triệu tấn, vượt 2,6% kế hoạch tháng, tính chung quý I đạt 3,95 triệu tấn, vượt 5,0% kế hoạch quý I. Sản lượng phần khai thác khí tháng 3 đạt 1,0 tỷ m3, vượt 8,2% kế hoạch tháng, tính chung quý I đạt 2,52 tỷ m3, vượt 5,7% kế hoạch.

Về vấn đề sản xuất điện, trong tháng 3/2017, PVN sản xuất được 2,06 tỷ kWh, vượt 5,0% kế hoạch tháng, tính chung quý I cũng đạt 5,44 tỷ kWh.

Sản xuất đạm tháng 3 đạt 152 nghìn tấn, vượt 2,5% kế hoạch tháng, tính chung quý I đạt 447 nghìn tấn, vượt 9,7% kế hoạch. Trong đó, từ đó Nhà máy Đạm Phú Mỹ đạt 220 nghìn tấn; từ Nhà máy Đạm Cà Mau đạt 227 nghìn tấn. Sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn tháng 3 đạt 585 nghìn tấn, vượt 16,4% kế hoạch tháng, tính chung quý I đạt 1,69 triệu tấn, vượt 15,5% kế hoạch.

Giá trị sản xuất phần công nghiệp quý I đạt 116 nghìn tỷ đồng, vượt 7,4% kế hoạch quý I và bằng 27% kế hoạch năm.

Theo PVN, tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn quý I cũng đạt 117,1 nghìn tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch và tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý I đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, vượt 18% so với kế hoạch và bằng 30% kế hoạch năm.

PVN cũng cho biết, quý I, PVN đã nộp ngân sách nhà nước 20,8 nghìn tỷ đồng, vượt 12,2% so với kế hoạch.

Theo kế hoạch trước đó của PVN, năm 2017, PVN đã đưa ra phương án giá dầu ở mức 50 USD/thùng, doanh thu toàn tập đoàn 437 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách 74 nghìn tỷ đồng. Các mức này đều thấp hơn năm 2016.


theo Bizlive
Read more…